Đỉnh thiêng Yên Tử – điểm đến tâm linh mà ai cũng muốn đặt chân tới để tìm về sự bình yên, an lạc nhất. Đến đây, ta không chỉ được hòa mình vào sự thanh tịnh, không gian thoáng mát trên đỉnh núi Yên Tử, mà còn được tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc, văn hóa lâu đời. Theo chân Việt Nam đi đâu xem review Yên Tử nhé!

Nội Dung Bài Viết

1. Review Yên Tử bao quát

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là nơi hình thành, ra đời và phát triển của Trung tâm Phật giáo Thiền Tông thuần Việt, do người Việt trực tiếp sáng lập ra. Là nơi hội tụ của các công trình kiến trúc cổ kính do các Tăng, Ni, Phật tử và triều đình phong kiến của các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn kế tiếp nhau xây dựng, tu bổ và tôn tạo.

Yên Tử – Hành trình tỏa sáng (Ảnh: báo Quảng Ninh)

Những công trình này đã phản ánh khá rõ nét sự phát triển của kiến trúc, mỹ thuật, điêu khắc, tiêu biểu cho tài năng sáng tạo nghệ thuật của dân tộc Việt Nam. Đây là một quần thể di tích rất lớn và ra đời sớm ở Việt Nam.

Đỉnh thiêng Yên Tử

2. Lựa chọn phương tiện đi Yên Tử

  • Bạn có thể đi du lịch Yên Tử bằng xe máy, ô tô riêng, xe khách và cả xe buýt. Với các bạn từ Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh đi Yên Tử bằng xe máy thuận tiện nhất.
  • Giá vé buýt 16 chỗ từ đền Trình vào Yên Tử: 20.000 đồng/ lượt
  • Giá vé xe điện từ bãi đỗ xe vào chân núi: 10.000 đồng/ lượt

Ngoài ra, để chinh phục đỉnh núi Yên Tử bạn có thể đi cáp treo, với giá vé: 

  • Tuyến 1 (Giải Oan – Hoa Yên): Một chiều 120.000 đồng/ người – Khứ hồi 200.000 đồng/ người
  • Tuyến 2 (Một Mái – An Kỳ Sinh): Một chiều 120.000 đồng/ người – Khứ hồi 200.000 đồng/ người
  • Cả 2 tuyến: Một chiều 120.000 đồng/ tuyến/ người – Khứ hồi: 280.000/ người

Chiêm bái tượng phật bằng đồng lớn nhất Việt Nam

3. Đến Yên Tử lưu trú ở đâu?

Nếu đã đặt chân đến Yên Tử, hãy lựa chọn Legacy Yên Tử – thánh địa nghỉ dưỡng phù hợp cho cả gia đình.

Địa chỉ: Thượng Yên Công Uông Bí, Quảng Ninh

Phòng nghỉ đem lại sự thân thuộc tại Legacy Yên Tử

Hồ bơi ngoài trời thoáng mát giữa “mênh mang Yên Tử”

Nơi có thể tĩnh tâm, tận hưởng trọn vẹn những dịch vụ đẳng cấp

4. Review Yên Tử – Những điểm vui chơi, tham quan

Suối Giải Oan: với một cây cầu đá xanh nối hai bờ suối. Cầu dài 10m, có kiến trúc không cầu kì nhưng toát lên vẻ đẹp cổ kính, vững chãi.

Những điều chưa biết về con suối êm đềm

Chùa Trình/ đền Trình: nơi ghé vào trước khi lên Yên Tử 

Cổng Tam Quan của chùa Trình

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử: nơi để tu học của các nhà sư và cư sĩ. Giống như trường đại học, đây không phải nơi thờ cúng nhưng bạn có thể ghé vào tham quan trước khi leo núi.

Toàn cảnh thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Cầu Giải Oan, chùa Giải Oan: nơi thờ các cung nữ, phi tần của vua Trần Nhân Tông. Vì quá yêu vua, muốn lên núi cầu xin vua trở lại triều đình không được, các bà đằm mình xuống suối tự vẫn.

Khám phá những bí ẩn chưa được lý giải

Tháp Huệ Quang: nơi cất giữ một phần xá lị của vua Trần Nhân Tông, phần còn lại được thờ ở khu đền Trần tại Nam Định.

Khám phá vườn tháp Huệ Quang

Ngoài ra bạn còn có thể chiêm bái các ngôi chùa như: Chùa Hoa Yên, Chùa Một Mái, Chùa Bảo Sái, Chùa Vân Tiêu: nơi tu luyện của các vị tăng sỹ, Chùa Đồng: ngôi chùa cao nhất đỉnh núi.

Đến với Yên Tử – mảnh đất linh thiêng, nơi con người và đất trời như hòa vào làm một, chắc chắn bạn sẽ có những phút giây thực sự thư giãn tại nơi đây. Việt Nam đi đâu luôn sẵn sàng đồng hành cùng các bạn trong mỗi chuyến đi.

Liên hệ tư vấn

Tư vấn thiết kế lịch trình du lịch, đặt phòng

Hotline: (+84) 918 205 268 (Zalo)

Fanpage: Việt Nam Đi Đâu

Instagram: vietnamdidau

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Created with Visual Composer
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x